💡LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO DỰNG NIỀM TIN CHỈ QUA MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN?

By: Võ Quốc An

KHÁM PHÁ BÍ MẬT: NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE TRONG KINH DOANH ONLINE

Trong thế giới kinh doanh online, nơi mỗi người chúng ta luôn bận rộn với hàng nghìn mục tiêu và kế hoạch, việc thấu hiểu và lắng nghe khách hàng thường bị bỏ qua.

An đã từng ở vị trí ấy, và An hiểu rằng, không có gì quý giá bằng việc được lắng nghe bằng cả trái tim.

🌟 Đó là lý do tại sao An muốn chia sẻ với bạn, về tầm quan trọng của việc lắng nghe khách hàng trong kinh doanh.

Nguyên Nhân Gây Ra Sự Xa Cách

Trong quá trình tương tác với khách hàng.

👂 Sẽ rất thường xuyên, chúng ta tập trung quá nhiều vào sản phẩm và lợi nhuận mà quên mất rằng, khách hàng cần được quan tâm và lắng nghe.

🚫 Sai lầm này không chỉ làm mất đi khách hàng tiềm năng mà còn cản trở sự phát triển lâu dài.

Khi bạn tập trung vào việc lắng nghe

💡 Lắng nghe không chỉ là việc tiếp nhận thông tin mà còn là hành động thể hiện sự quan tâm, tôn trọng và thấu hiểu.

❤️ Khi khách hàng cảm thấy được lắng nghe, họ sẽ mở lòng và tin tưởng bạn hơn.

📘 Hướng Dẫn Chi Tiết

👉 Bước 01: Luôn nhắc nhở mình phải Lắng nghe.

Bất cứ ai cũng đều biết khi nói chuyện với khách hàng thì đều phải lắng nghe.

Nhưng một thực tế xảy ra là trong lúc tương tác thì rất nhiều người lại quên mất việc phải Lắng nghe khách hàng.

Điều họ làm là nói, nói, nói liên tục. Cuối cùng họ chỉ nghe cái mình nói chứ không phải Lắng nghe khách hàng.

Có 1 cách hiệu quả mà An thường xuyên làm đó là ghi xuống 2 chữ “Lắng Nghe” mỗi lần chuẩn bị cho việc tương tác với Khách hàng.

Việc nhìn thấy 2 chữ “Lắng Nghe” sẽ nhắc nhở bạn nhớ phải Nghe khách hàng nhiều hơn.

👉 Bước 02: Nói ít lại, hỏi nhiều hơn.

Muốn trở thành người lắng nghe giỏi thì bạn phải luyện tập việc kiềm chế cái miệng của mình lại.

Nói ít lại và luyện tập việc đặt nhiều câu hỏi thông minh cho khách hàng nhiều hơn.

Mỗi câu hỏi mà bạn đặt ra chính là chìa khóa để Khách Hàng nói chuyện nhiều hơn.

Khách hàng càng nói nhiều bạn càng dể thấu hiểu họ.

👉 Bước 03: Để Tâm và Lắng nghe.

Thực tế mà nhiều người vẫn làm là Nghe chứ không Lắng nghe.

Ví dụ: khi tương tác, trò chuyện với khách hàng.

Khi tìm hiểu về vấn đề của Khách hàng

Khách hàng nói ra vấn đề của họ thì điều tiếp theo mà An thấy nhiều người làm là:

“Bạn có thử giải pháp ABC… này chưa?”

Hay là “Bạn nên dùng giải pháp ABC… này đi”

Điều gì xảy ra bạn biết không?

Khách hàng nói ra vấn đề của họ nhưng người tư vấn có nghe đâu, họ có Để Tâm vào vấn đề của khách hàng đâu.

Cái Tâm của họ bị mắc vào việc là phải chia sẻ giải pháp này, sản phẩm này cho khách hàng.

Và vì cái Tâm mắc vào việc là phải chia sẻ giải pháp này, sản phẩm này cho khách hàng nên lập tức cái miệng họ sẽ nói ra những điều đó.

Muốn tương tác với khách hàng hiệu quả thì phải Để Tâm và Lắng Nghe thật sâu vào điều khách hàng nói.

👉 Bước 04: Tháo gỡ rắc rối cho đôi tai

Đôi khi, có những tình huống bạn đã chú Tâm đến người đối diện nhưng việc lắng nghe vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Và nguyên nhân thông thường là do những điều sau:

4.1 Những thứ làm bạn mất tập trung: (điện thoại, tivi, máy tính hay những thứ tương tự sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn) chính những thứ nào là thứ cản trở việc Lắng nghe.

4.2 Sự tự ái: Nếu một ai đó phàn nàn hoặc phê bình bạn và khiến cho bạn tự ái. Thì khi đó bản năng trong con người sẽ trỗi dậy, bạn lập tức rơi vào trạng thái phòng thủ. Và lúc này bạn sẽ không còn Lắng nghe nữa. Vì Tâm đang mắc vào lời phàn nàn và phê bình.

4.3 Sự phớt lờ: Khi ai đó cho rằng họ đã có đủ câu trả lời, có đủ sự hiểu biết cho 1 vấn đề thì họ sẽ phớt lờ và không lắng nghe vấn đề đó nữa.

4.4 Sự gián đoạn: Có những người họ lắng nghe, họ dùng Tâm để lắng nghe luôn.

Nhưng trong quá trình lắng nghe, thỉnh thoảng họ lại chen suy nghĩ và cảm xúc riêng của họ vào cuộc nói chuyện.

Và khi mà chen vào thì đồng nghĩa, cuộc nói chuyện bị gián đoạn và họ hết lắng nghe mà họ chuyển sang trạng thái nói.

4.5 Kết luận sớm.

Khi bạn đưa ra kết luận về 1 điều gì đó.

Thì bạn rơi vào trạng thái không lắng nghe về điều đó nữa.

4.6 Sự tự mãn.

Khi một ai đó cho rằng họ hơn người khác, tức là họ có sự tự mãn về bản thân. Thì họ không lắng nghe người kia nữa.

Muốn lắng nghe hiệu quả, bạn phải luyện tập việc tháo gỡ những rắc rối trên cho đôi tai của mình bạn nhé!

👉 Bước 05: Lắng nghe lời nói, lời không nói và cả cảm xúc của khách hàng.

Thứ nhất với lời họ nói: Khách hàng nói gì nghe đó, thì đó là cấp độ đơn giản nhất.

Thông qua việc lắng nghe chính xác những gì họ nói bạn cứ tương tác trao đổi với họ nhiều hơn và Quan tâm sâu vào điều họ nói.

Thứ hai, với lời họ không nói:

Chắc chắn có rất nhiều điều mà khách hàng sẽ không sẵn sàng nói với bạn.

Và khi mà họ đã không nói thì bạn cũng đừng cố tìm cách để họ nói.

Mà thay vào đó, việc bạn phải làm là cảm nhận xem.

Điều mà họ không nói là gì?

Cái này vừa đòi hỏi bạn phải lắng nghe, bạn phải để tâm, bạn phải chú ý mà bạn còn phải cảm nhận nữa.

Nhưng nếu bạn có thể gọi tên những điều mà họ không nói ra.

Và gọi tên 1 cách chân thành

Thì cảm giác của họ là gì bạn biết không?

Cảm giác của họ là sao bạn hiểu họ như thế?

Bạn có vẻ như đang đi guốc trong bụng họ.

Và chính cái cảm giác được thấu hiểu đó sẽ giúp cho niềm tin của họ dành cho bạn lớn hơn.

Và cao hơn nữa là lắng nghe cảm xúc của người đối diện.

Lắng nghe cảm xúc bằng cách nào?

Bằng cách đặt mình vào vị trí của người đối diện để thấu hiểu.

Bạn hiểu được cảm xúc của họ, bạn hiểu được nỗi đau của họ, bạn nói bằng những ngôn từ của họ thì bạn sẽ chạm được cảm xúc của họ. Và đó là cách niềm tin hình thành.

🎉 Những Thay Đổi Bất Ngờ

✨ Sau khi áp dụng phương pháp này, An nhận thấy khách hàng trở nên mở lòng và sẵn sàng chia sẻ nhiều hơn.

🤝 Mối quan hệ giữa An và khách hàng từ đó không chỉ dừng lại ở việc mua bán sản phẩm mà còn là một tình bạn, nơi họ có thể chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau.

📚 Mẹo Thực Hành

🕰️ Hãy dành ít nhất 5 phút mỗi ngày để thực hành lắng nghe một cách chân thành, không chỉ trong kinh doanh mà còn trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

🌈 Thử thách nhỏ cho bạn nè!

Hôm nay, hãy tìm một người bạn hoặc đồng nghiệp và áp dụng phương pháp lắng nghe chân thành.

Hỏi về ngày của họ và chú ý đến cách bạn lắng nghe và phản hồi.

💪 Cố lên bạn nhé!

Lắng nghe chân thành không chỉ giúp bạn trong kinh doanh mà còn giúp bạn trong mọi mối quan hệ.

Tin An đi, bạn sẽ làm được.

An làm được và An tin bạn cũng sẽ làm được.

💖 Và đừng quên chia sẻ trải nghiệm của bạn với An và mọi người nhé!

Võ Quốc An

#VoQuocAn #LangNgheChanThanh #KinhDoanhOnline

Bài viết trên giúp ích được cho công việc của bạn chứ?

Nếu chưa. Hãy cho An biết vấn đề hiện tại trong công việc của bạn là gì vậy? Nếu trong khả năng của An, An sẽ hướng dẫn bạn sâu hơn » Click để Comment «

Nếu bài viết hữu ích với bạn, hãy chia sẻ kiến thức này đến với những người bạn cũng đang làm kinh doanh như bạn để giúp công việc của họ tiến triển tốt hơn từng ngày bạn nhé!

Và nếu bạn muốn nhận thêm nhiều bài học hay về Kinh doanh online, về thấu hiểu cảm xúc, tâm lý và hành vi khách hàng thì hãy tham gia Cộng Đồng Kinh Doanh Online trên nền tảng Thấu Hiểu Khách Hàng bạn nhé!

Bạn ơi cố lên! Đi… Rồi sẽ đến. Tìm… Rồi sẽ thấy. Làm… Rồi sẽ có. Cố lên, cố lên 🤗

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Nhiều Người Xem